Tài Khoản Thu Phí Thường Niên Là Gì? Khác Gì Với Phí Duy Trì?

Tài Khoản Thu Phí Thường Niên Là Gì? Khác Gì Với Phí Duy Trì?

Tài khoản thu phí thường niên là gì? Phí thường niên khác với phí duy trì tài khoản không?

Mình gặp rất nhiều câu hỏi tương tự thế này trên mạng về 2 loại phí trên. Trong bài bài viết này mình sẽ nói rõ các vấn đề về phí thường niên và phí duy trì tài khoản để cho bạn rõ hơn.

Nếu bạn dùng tài khoản ngân hàng và thẻ ATM lâu năm thì thường xuyên nhận tin nhắn SMS hoặc thông báo trừ tiền trên app của ngân hàng với nội dung thanh toán phí duy trì, phí quản lý tài khoản đúng không.

Hãy cùng mình tìm hiểu thêm về nó ngay au đây nhé.

Phí Thường Niên là gì?

Phí thường niên là loại phí được thu khi tài khoản ngân hàng có liên kết với thẻ ATM. Nếu bạn có tài khoản ngân hàng nhưng không có thẻ ATM thì không tính phí này hằng năm.

Ý nghĩa của phí thường niên là nhằm giúp cho khách hàng duy trì Tài Khoản Thẻ và hưởng các lợi ích từ thẻ mang lại.

Phí thường niên thường áp dụng cho tất cả các loại thẻ hiện nay như: Thẻ ghi nợ nội địa, Thẻ ghi nợ Quốc tế (Visa/Master Card), thẻ tín dụng.

Cụ thể từng loại thẻ sẽ có mức phí thường niên như sau:

  • Thẻ ghi nợ nội địa: Phí thường niên dành cho loại thẻ này từ 50.000 VNĐ – 100.000 VNĐ. Riêng phí thường niên Agribank chỉ 12.000 VNĐ, đối với thẻ ghi nợ nội địa chuẩn.
  • Thẻ ghi nợ quốc tế: Phí thường niên dành cho loại thẻ này từ 100.000 VNĐ – 500.000 VNĐ. Tùy vào từng loại thẻ mà ngân hàng sẽ có mức phí thường niên khác nhau. Trước khi làm thẻ ghi nợ quốc tế Visa, Master thì nên tìm hiểm phí thường niên để lựa chọn phù hợp.
  • Thẻ tín dụng: Phí thường niên của loại thẻ này có mức phí khác nhau nhất, từ 100.000 VNĐ – 500.000 VNĐ đối với thẻ tín dụng thông thường. Đối với thẻ tín dụng có hạn mức cao, ngân hàng lớn cung cấp và ưu đãi của thẻ nhiều thì phí thường nhiên có thể đến 10 triệu/năm.

Miễn phí trọn đời: Có một số ngân hàng, chẳng hạn ngân hàng số Timo, Ngân hàng Bản Việt được miễn phí thường niên cho thẻ ghi nợ nội địa và thẻ tín dụng Visa trọn đời nhé. Đăng ký tài mở khoản Timo nhận 20k ngay.

Hình thức thu phí: Phí thường niên thẻ ghi nợ nội địa và thẻ ghi nợ quốc tế được trừ trực tiếp từ tài khoản thanh toán, nếu không đủ tiền trong tài khoản, phí sẽ được trừ vào lần tiếp theo. Phí thường niên thẻ tín dụng sẽ được thanh toán với hạn mức thu phí tháng.

Ưu đãi: Hiện nay có rất nhiều ngân hàng áp dụng chính sách miễn phí phí thường niên dành cho thẻ ATM và tài khoản ngân hàng. Còn đối với thẻ ghi nợ quốc tế và thẻ tín dụng còn có ưu đãi miễn phí phí thường niên cho năm đầu tiên.

Thẻ Tín Dụng Timo Miễn Phí Thường Niên
Thẻ Tín Dụng Timo Miễn Phí Thường Niên

Phí thường niên thẻ tín dụng một số ngân hàng

Dưới đây là bảng thống kê của mình về một số ngân hàng trong nước với mức thu phí thường niên dành cho thẻ tín dụng chuẩn. Bạn tham khảo thêm nhé.

Ngân hàngPhí thường niên thẻ tín dụng (VNĐ)
TimoMiễn phí trọn đời
Bản ViệtMiễn phí
EximBankNăm 1: Miễn phí. Từ năm 2: 300.000
BIDV200.000 – 300.000
AgriBank150.000
Đông Á200.000
HD Bank220.000
ACB299.000
PvcomBank150.000
SacomBank299.000
VietcomBank100.000
TPBank288.000
Biểu phí thường niên tham khảo ở một số ngân hàng, thông tin có thể thay đổi bạn nhé

Tài khoản thu phí thường niên là gì?

Tài khoản thu phí thường niên chính là tài khoản ngân hàng của bạn. Mỗi tài khoản ngân hàng có thể liên kết với nhiều Thẻ khác nhau. Từ Tài khoản ngân hàng, phí sẽ được trừ trực tiếp vào số tiền có trong tài khoản thanh toán.

Khi mở tài khoản ngân hàng bạn sẽ có ngay số tài khoản dùng để nạp tiền, chuyển tiền và thanh toán phí trong đó có phí thường niên. Đây chính là số tài khoản thu phí thường niên của bạn. Bạn có thể nạp tiền vào tài khoản hoặc nhận tiền sau đó ngan hàng sẽ chủ động thu phí khi đến hạn.

Tài Khoản Thu Phí Thường Niên Là Gì?
Tài Khoản Thu Phí Thường Niên Là Gì?

Hiện nay có rất nhiều ngân hàng cho phép bạn mở tài khoản online, bạn tham khảo nhé. Ngoài ra, khi đăng ký làm thẻ online, bạn vẫn được nhận thẻ tại nhà nữa nhé.

Phí duy trì tài khoản là gì?

Phí duy trì (phí quản lý) tài khoản là loại phí mà ngân hàng thu để duy trì dịch vụ tài khoản ngân hàng. Đây là loại phí thường đi song song với phí thường niên khi khách hàng có tài khoản ngân hàng và thẻ ngân hàng liên kết với tài khoản đó.

Phí Quản Lý Tài Khoản TPBank 8.800VNĐ
Phí Quản Lý Tài Khoản TPBank 8.800VNĐ

Phí quản lý tài khoản là phí được trừ hàng tháng, có nhiều ngân hàng quy định mức phí này khác nhau và có thể kèm theo điều kiện về số dư trung bình tối thiểu hàng tháng. Việc quy định số dư trung bình tối thiểu hàng tháng sẽ không bị tốn phí quản lý tài khoản và cũng nhằm mục đích kích thích khách hàng sử dụng tài khoản ngân hàng để giao dịch thường xuyên hơn.

  • Phí duy trì tài khoản Ngân Hàng Nội Địa: Từ 5.000 VNĐ – 15.000 VNĐ tùy quy định từng ngân hàng. Chẳng hạn, phí quản lý tài khoản ngân hàng TPBank là 8.800 VNĐ.
  • Phí duy trì tài khoản Ngân Hàng Quốc Tế: Thường cao hơn so với ngân hàng nội địa, điển hình như Ngân Hàng HSBC yêu cầu số dư tối thiểu hàng tháng 3.000.000 VNĐ. Nếu không đáp ứng được yêu cầu này sẽ tính phí là 200.000VND/tháng/tài khoản.

Sự Khác Nhau giữa Phí Thường Niên và Phí Duy Trì

Hai loại phí này được trừ trực tiếp từ tài khoản thanh toán của bạn. Tuy nhiên phí thường niên và phí duy trì nó khác nhau hoàn toàn bạn nhé.

Phí thường niên ở một số ngân hàng là miễn phí nhưng nếu ngân hàng tính phí đối với tài khoản Thẻ của bạn thì chắc chắn bạn sẽ thanh toán phí cho ngân hàng.

Ngược lại, phí duy trì cũng một số ngân hàng miễn phí hoàn toàn, tuy nhiên có một số ngân hàng tính phí nhưng bạn vẫn có thể KHÔNG phải trả phí nếu tài khoản ngân hàng của bạn đáp ứng yêu cầu mà ngân hàng đưa ra như là số dư trung bình tối thiểu hàng tháng như mình vừa nói ở phần trên.

Phần kết

Trên đây là thông tin về phí thường niên là gì, tài khoản thu phí thường niên là gì và phí duy trì tài khoản là gì? Và sự khác nhau giữa 2 loại phí thường niên và phí duy trì chắc bạn cũng đã hiểu được.

Một số ngân hàng cũng có MIỄN PHÍ 100% 2 loại phí này giúp bạn tiết kiệm khá nhiều tiền khi sử dụng tài khoản ngân hàng và tài khoản thẻ để giao dịch.